Halloween Costume ideas 2015

Hướng dẫn chăm sóc và vần vỗ gà chiến sau khi đá



Hướng dẫn chăm sóc và vần vỗ gà chiến sau khi đá
Trước có nhiều bạn chia sẻ cách chăm sóc, vần vỗ và chế độ sau đá. Nay mình xin chia sẻ cách mấy ae trong đội đang nuôi và một số kinh nghiệm đúc kết của bản thân nhằm giúp đỡ các bạn mới chơi, có gì không nên không phải mong các cao nhân, sư kê, tay to bỏ qua và chỉ giáo giúp e để cùng tiến bộ.
Về cách làm nước, tết mỏ, làm mỏ dưới mình sẽ liên hệ với một, hai cây đại thụ giúp đỡ trong đó có anh Ronan Dol mệnh danh là Mạnh phù thủy (add fb khẩn trương nhé các bạn) chuyên cầm cửa dưới ăn lên rồi quay clip chia sẻ với mọi người sau.
Về cách đoán đòn lối xin nhờ hai bác Hữu Giáp Lê Dat Tran bổ sung cho ae nhé.
1. Vần vỗ gà chiến.
- Với gà bắt đầu mở mỏ cũng như sau khi thay lông xong đi đủ 7 kỳ đòn, 9 kỳ hơi (hơi đòn trong cùng một kỳ vần, viết này cho ae dễ hiểu) dần dần từ ngắn tới dài từ 5,10p đến 1 hồ đòn 10p hơi, 2 hồ đòn 20p hơi, 3 hồ đòn 30p hơi, 4 hồ đòn 40p hơi, 5 hồ đòn 50p (bịt chân) để giảm chấn thương, mau hồi sức 6 hồ (thả chân, bịt cựa), vần hơi kỳ cuối được 150p (bịt chân) nhằm giúp gà chặt cốt, tăng khả năng chịu đòn, kiểm tra độ tải đòn, khả năng đứng khuya hồ để có thể ra độ được an toàn. Việc vần hơi tuân thủ việc KHỚP NỬA MỎ để con gà vẫn tìm đá, không ganh cần, giảm độ sát thương. 
- Vào nghệ cho gà khi gà đủ niên, gà quá béo. Vào nghệ dùng nghệ cái (to như củ từ) mài ra, cho thêm ít rượu trắng và một chút phèn chua phết lên cần cổ, phần hông. Tuyệt đối không vào trong đùi, dưới cánh. Sáng vào nghệ phơi nắng nhẹ thì chiều ra nghệ bằng nước ngải cứu với chè tươi đun kỹ. Vào nghệ theo công thức vào 3 ra 4 tức là vào nghệ 3 lần và xả nghệ 4 lần. Trong thời gian vào nghệ thì cho gà ăn thêm cà chua, xà lách, giá (gà ko ăn nhét cho nửa quả cà chua) để gà mát.
- Om, xoa gà được thực hiện ít nhất hai lần om một ngày, xoa ít nhất hai lần một ngày với thời gian từ 15p đến 30p. (bài xoa gà mình đã up lên hội một lần còn om gà nhiều bạn up lên rồi). Việc om gà được thực hiện với gà Bắc thì rất bình thường. Tuy nhiên với gà Nam thì do cách nuôi khác nhau nên gà Nam khi gửi ra các bạn cho vào cóng nước của gà nửa viên paracetamon (cảm cúm)/ngày trong 3 ngày cho gà khỏi ngã nước. Sau đó, trong tuần đầu tiên các bạn lau gà bằng nước ấm gồm ngải cứu, lá đinh lăng, lá chè tươi cho gà quen dần sau đó mới bắt đầu om nhẹ bằng nước om miền Bắc tuần tiếp theo. Đến tuần thứ 3 thì om bình thường bằng nước om miền Bắc.
- Nồi nước om gồm: lá tre, lá chè, ngải cứu, vỏ bưởi, rễ si, vỏ cây gạo, vỏ vải, 3 lá trầu không (kháng sinh tự nhiên), sả, gừng, phèn chua. Với gà tơ thì cho thêm 01 củ nghệ cái còn với gà lông 2 thì 3 củ nghệ cái, giã nhỏ cho vào pít tất giấy của phụ nữ cho khỏi vãi ra khi om. Tất cả được đun sôi cho chín nghệ và lá chè là có thể om. Nồi om sau khi om xong thì cho thêm nước và đun sôi lại để khỏi hỏng nồi om để có thể dùng trong 1 tuần.
2. Chế độ cho gà chiến.
- Hàng ngày gà được cho ăn và uống trong hai bữa sáng vào lúc 9h, chiều vào lúc 4h30. Sau 15p gà không ăn hết đều cất cóng thức ăn và nước đi cho gà tập thói quen ăn uống đúng giờ, rèn khả năng chịu thiếu nước. Cho gà ăn lúc 9h để gà quen dần việc đi ghép gà không bị đói, gà ăn bữa chiều xong là cho đi ngủ ngay ở nơi yên tĩnh để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
- Chế độ ăn gồm thóc đãi sạch, ngâm nứt vỏ nhú mầm sáng chiều một diều thóc, trưa cho ăn thêm rau xà lách (phải có hàng ngày), giá, chuối tiêu, cà chua. Hàng ngày bổ sung mồi tùy khả năng có thể cho ăn thêm lươn luộc, thịt bò, 01 quả trứng cút sống và tùy vào khả năng tập luyện để giảm bớt thóc cho khỏi tăng cân. Hàng ngày phải quan sát phân gà, nếu phân xoăn tít, khô, có màu xanh trắng là gà tiêu hóa tốt còn nếu phân lỏng, ướt phải kiểm tra lại gà xem có bị bệnh, giun sán ... để điều trị kịp thời.
3. Chế độ tập luyện hàng ngày gồm chạy chuồng dọc và chạy bu tròn.
- Chạy chuồng dọc giúp gà tăng sức khỏe, dẻo chân, dẻo gân. Kích thước chuồng dọc từ 3Mx1Mx1M (chuồng càng dài càng tốt), giữa hai chuồng cách nhau 10cm, để cho hai gà nhìn thấy nhau nhưng không soi được mỏ (nên dùng lưới B30). Có thể thêm vào các thanh ngang để gà nhảy qua, nhảy lại.
- Chạy bu cho gà tăng sức khỏe, dẻo chân, luyện chân xoay. Cho gà chạy bu ở nơi chỉ có hai gà nhằm cho gà tập trung chạy xung quanh bu.
Việc chạy chuồng dọc và chạy bu được thực hiện hàng ngày, có thể sáng chạy chuồng dọc, chiều chạy bu và ngược lại. Nếu gà ko chịu chạy thì bịt chân cho buông 2 đến 3 phút rồi thả vào là gà chạy ngay.
Hôm nào trời nắng có thể quét thêm rượu nghệ để gà dầy và dẻo da gà. (bổ sung sau nhé)
KHI KIỂM TRA DƯỚI MI MẮT GÀ ĐỎ LÀ CÓ THỂ VẦN VỖ HOẶC RA TRẬN ĐƯỢC.
4. Chế độ chăm sóc gà sau đá, vần vỗ.
- Gà sau đá, vần vỗ được bôi Korcin (trị nấm) trộn với Lao đỏ bôi khắp người gà nhằm nhanh liền vết thương, tránh bị mốc (1 lọ Korcin+02 viên Lao đỏ). Sau hai ngày thì bôi thêm thuốc mỡ cho gà mềm vết thương, đến ngày thứ 5 có thể ấp nhẹ bằng nước om ấp để gà bong vết thương dần. 
- Tùy vào tình hình vết thương của gà mà cho ăn cơm nóng với cám gà con để gà dễ tiêu hoặc bổ sung thêm men tiêu hóa của trẻ con.
- Gà sau đá, vần vỗ về cho uống 1 viên amocilin (kháng sinh), hai viên đi ỉa trong hai ngày để gà không bị đi ỉa.
Hôm nay viết đến đây thôi, mai mình tổng hợp các nơi cung cấp gà uy tín cho ae sau nhé, ăn cơm đã không vợ cáo chết.
Trân trọng.

Đăng nhận xét

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget