Halloween Costume ideas 2015
tháng 9 2016


Khi gà tơ đạt 6 tháng tuổi bắt đầu tập gáy, cá biệt có một số con sớm trưởng thành nên 4-5 tháng tuổi đã tập gáy rồi, việc gáy sớm hay muộn không ảnh hưởng đến trạng gà đá sau này ( có những con gáy sớm lúc trọng lượng chưa đạt 2kg nhưng khi trưởng thành khô lông vẫn đạt 2,8-2,9kg)
Lúc này gà có hiện tượng phân đàn, chúng ta nên tách riêng ra nuôi mỗi con một nơi tránh hiện tượng phân đàn có thể làm hỏng gà hoặc chí ít cũng làm tan tành bộ lông măng đang mọc.
Chế độ dinh dưỡng giai đoạn này:
Khi nhốt riêng vào chế độ, giai đoạn này gà đang thay lông trưởng thành, cần nhiều dinh dưỡng để gà phát triển đầy đủ, một ngày ta cho ăn 4 bữa như sau:
  • 8h sang ăn thóc
  • 12h trưa cho ăn rau hoặc mồi ( tuần cho ăn 3 bữa mồi, 3 bữa rau xen kẽ)
  • 4h chiều cho ăn thóc
  • 8h tối cho ăn thóc
Thức ăn không nên để dư thừa sẽ gây mất vệ sinh và làm cho gà lười ăn vì ngán, mỗi bữa chỉ nên cho ăn 3/4 bầu diều, không nên cho ăn no sẽ làm gà lười vận động và chậm chạp. Nước uống thay hàng ngày, giai đoạn này chú ý thời điểm cho ăn và uống nước ban đêm ( 8h tối), nếu nuôi tuân thủ chế độ và cho ăn đúng liều lượng thì sau 3-4 tuần gà sẽ xong lông, khi cầm gà lên ta thấy chắc nịch như cục sắt mặc dù chưa vần vỗ.
Khi gà đạt 8 tháng tuổi cũng là lúc vừa khô lông, ta đem gà mở mỏ với một con cùng trạng và cùng non tơ như nhau, chấm chân nếu ưng thì ta tiến hành cắt tai tích vào chế độ gà chiến.
Cắt tai tích: Ta dùng dao hoặc kéo vệ sinh sạch sẽ, thường cắt ngay sau khi vần mở mỏ để cho gà đỡ cảm giác đau sốc và giãy dụa, ta dùng 2 đầu ngón tay day mạnh dần vào vị trí tai cần cắt sau đó dùng kéo hoặc dao cắt sạch, không để sót tai tích, sau đó khâu lại cho gà mau lành, bôi lá nhọ nồi cầm máu nếu có. Việc cắt tai tích nên chú trọng vào cắt sạch không đẻ sót, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ cắt tránh nhiễm trùng và khâu lại cho đẹp, tránh tình trạng sợ gà đau nên không cắt tới nơi tới chốn rồi phải cắt lại.
Sau khi cắt tai tích, khoảng  20 ngày – 1 tháng là tai hoàn toàn bình phục có thể vần  chế độ gà chiến.
Tỉa lông:
Sau cắt tai tích là công việc tỉa lông để tiện cho quá trình chiến đấu, om chườm, làm nước lúc chinh chiến và làm chú gà đẹp trai hơn hẳn.
Các vị trí lông mọc cuối cùng là lông cườm ( lông chạy dọc cổ gà), nếu vạch lông cườm mà thấy chân lông đã khô nhỏ lại ta tiến hành cắt tỉa lông. Không được nhổ lông vì khi mất chân lông gà sẽ mọc lại lông trong rất nham nhở.
  • Tỉa lông đầu cổ: Tỉa từ đốt xương cổ đầu tiên trở xuống cho đến vị trí lông cườm cuối cùng.
  • Tỉa lông vị trí nách  và hông:  Khi làm nước, sư kê sẽ lau hông gà và nách non gà để giúp gà bớt thở, khi thi đấu, nếu gà bị nóng không thoát được nhiệt sẽ dễ bị xì, khó di chuyển lối, chậm chân xoay và chỉ đứng thở vì quá mệt. Quá trình tỉa lông chạy dài từ nách non cho tới phao câu ( không tỉa lông mã và lông lưng)
  • Tỉa lông đùi: tỉa lông bên trong đùi non, phần đùi tiếp giáp với hông ( giữ lại 5-6cm tính từ gối lên)
  • Tỉa lông bụng gà: Phần lông từ sau đùi đến phao câu cần được tỉa để làm nước hạ nhiệt nhanh.
Sau khi tuyển chọn, chấm chân, cắt tai tích và tỉa lông cho gà, chúng ta có thể vào chế độ vần vỗ, om chườm để chú gà mộc trở thành một chiến kê thực sự.



Hướng dẫn chăm sóc và vần vỗ gà chiến sau khi đá
Trước có nhiều bạn chia sẻ cách chăm sóc, vần vỗ và chế độ sau đá. Nay mình xin chia sẻ cách mấy ae trong đội đang nuôi và một số kinh nghiệm đúc kết của bản thân nhằm giúp đỡ các bạn mới chơi, có gì không nên không phải mong các cao nhân, sư kê, tay to bỏ qua và chỉ giáo giúp e để cùng tiến bộ.
Về cách làm nước, tết mỏ, làm mỏ dưới mình sẽ liên hệ với một, hai cây đại thụ giúp đỡ trong đó có anh Ronan Dol mệnh danh là Mạnh phù thủy (add fb khẩn trương nhé các bạn) chuyên cầm cửa dưới ăn lên rồi quay clip chia sẻ với mọi người sau.
Về cách đoán đòn lối xin nhờ hai bác Hữu Giáp Lê Dat Tran bổ sung cho ae nhé.
1. Vần vỗ gà chiến.
- Với gà bắt đầu mở mỏ cũng như sau khi thay lông xong đi đủ 7 kỳ đòn, 9 kỳ hơi (hơi đòn trong cùng một kỳ vần, viết này cho ae dễ hiểu) dần dần từ ngắn tới dài từ 5,10p đến 1 hồ đòn 10p hơi, 2 hồ đòn 20p hơi, 3 hồ đòn 30p hơi, 4 hồ đòn 40p hơi, 5 hồ đòn 50p (bịt chân) để giảm chấn thương, mau hồi sức 6 hồ (thả chân, bịt cựa), vần hơi kỳ cuối được 150p (bịt chân) nhằm giúp gà chặt cốt, tăng khả năng chịu đòn, kiểm tra độ tải đòn, khả năng đứng khuya hồ để có thể ra độ được an toàn. Việc vần hơi tuân thủ việc KHỚP NỬA MỎ để con gà vẫn tìm đá, không ganh cần, giảm độ sát thương. 
- Vào nghệ cho gà khi gà đủ niên, gà quá béo. Vào nghệ dùng nghệ cái (to như củ từ) mài ra, cho thêm ít rượu trắng và một chút phèn chua phết lên cần cổ, phần hông. Tuyệt đối không vào trong đùi, dưới cánh. Sáng vào nghệ phơi nắng nhẹ thì chiều ra nghệ bằng nước ngải cứu với chè tươi đun kỹ. Vào nghệ theo công thức vào 3 ra 4 tức là vào nghệ 3 lần và xả nghệ 4 lần. Trong thời gian vào nghệ thì cho gà ăn thêm cà chua, xà lách, giá (gà ko ăn nhét cho nửa quả cà chua) để gà mát.
- Om, xoa gà được thực hiện ít nhất hai lần om một ngày, xoa ít nhất hai lần một ngày với thời gian từ 15p đến 30p. (bài xoa gà mình đã up lên hội một lần còn om gà nhiều bạn up lên rồi). Việc om gà được thực hiện với gà Bắc thì rất bình thường. Tuy nhiên với gà Nam thì do cách nuôi khác nhau nên gà Nam khi gửi ra các bạn cho vào cóng nước của gà nửa viên paracetamon (cảm cúm)/ngày trong 3 ngày cho gà khỏi ngã nước. Sau đó, trong tuần đầu tiên các bạn lau gà bằng nước ấm gồm ngải cứu, lá đinh lăng, lá chè tươi cho gà quen dần sau đó mới bắt đầu om nhẹ bằng nước om miền Bắc tuần tiếp theo. Đến tuần thứ 3 thì om bình thường bằng nước om miền Bắc.
- Nồi nước om gồm: lá tre, lá chè, ngải cứu, vỏ bưởi, rễ si, vỏ cây gạo, vỏ vải, 3 lá trầu không (kháng sinh tự nhiên), sả, gừng, phèn chua. Với gà tơ thì cho thêm 01 củ nghệ cái còn với gà lông 2 thì 3 củ nghệ cái, giã nhỏ cho vào pít tất giấy của phụ nữ cho khỏi vãi ra khi om. Tất cả được đun sôi cho chín nghệ và lá chè là có thể om. Nồi om sau khi om xong thì cho thêm nước và đun sôi lại để khỏi hỏng nồi om để có thể dùng trong 1 tuần.
2. Chế độ cho gà chiến.
- Hàng ngày gà được cho ăn và uống trong hai bữa sáng vào lúc 9h, chiều vào lúc 4h30. Sau 15p gà không ăn hết đều cất cóng thức ăn và nước đi cho gà tập thói quen ăn uống đúng giờ, rèn khả năng chịu thiếu nước. Cho gà ăn lúc 9h để gà quen dần việc đi ghép gà không bị đói, gà ăn bữa chiều xong là cho đi ngủ ngay ở nơi yên tĩnh để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
- Chế độ ăn gồm thóc đãi sạch, ngâm nứt vỏ nhú mầm sáng chiều một diều thóc, trưa cho ăn thêm rau xà lách (phải có hàng ngày), giá, chuối tiêu, cà chua. Hàng ngày bổ sung mồi tùy khả năng có thể cho ăn thêm lươn luộc, thịt bò, 01 quả trứng cút sống và tùy vào khả năng tập luyện để giảm bớt thóc cho khỏi tăng cân. Hàng ngày phải quan sát phân gà, nếu phân xoăn tít, khô, có màu xanh trắng là gà tiêu hóa tốt còn nếu phân lỏng, ướt phải kiểm tra lại gà xem có bị bệnh, giun sán ... để điều trị kịp thời.
3. Chế độ tập luyện hàng ngày gồm chạy chuồng dọc và chạy bu tròn.
- Chạy chuồng dọc giúp gà tăng sức khỏe, dẻo chân, dẻo gân. Kích thước chuồng dọc từ 3Mx1Mx1M (chuồng càng dài càng tốt), giữa hai chuồng cách nhau 10cm, để cho hai gà nhìn thấy nhau nhưng không soi được mỏ (nên dùng lưới B30). Có thể thêm vào các thanh ngang để gà nhảy qua, nhảy lại.
- Chạy bu cho gà tăng sức khỏe, dẻo chân, luyện chân xoay. Cho gà chạy bu ở nơi chỉ có hai gà nhằm cho gà tập trung chạy xung quanh bu.
Việc chạy chuồng dọc và chạy bu được thực hiện hàng ngày, có thể sáng chạy chuồng dọc, chiều chạy bu và ngược lại. Nếu gà ko chịu chạy thì bịt chân cho buông 2 đến 3 phút rồi thả vào là gà chạy ngay.
Hôm nào trời nắng có thể quét thêm rượu nghệ để gà dầy và dẻo da gà. (bổ sung sau nhé)
KHI KIỂM TRA DƯỚI MI MẮT GÀ ĐỎ LÀ CÓ THỂ VẦN VỖ HOẶC RA TRẬN ĐƯỢC.
4. Chế độ chăm sóc gà sau đá, vần vỗ.
- Gà sau đá, vần vỗ được bôi Korcin (trị nấm) trộn với Lao đỏ bôi khắp người gà nhằm nhanh liền vết thương, tránh bị mốc (1 lọ Korcin+02 viên Lao đỏ). Sau hai ngày thì bôi thêm thuốc mỡ cho gà mềm vết thương, đến ngày thứ 5 có thể ấp nhẹ bằng nước om ấp để gà bong vết thương dần. 
- Tùy vào tình hình vết thương của gà mà cho ăn cơm nóng với cám gà con để gà dễ tiêu hoặc bổ sung thêm men tiêu hóa của trẻ con.
- Gà sau đá, vần vỗ về cho uống 1 viên amocilin (kháng sinh), hai viên đi ỉa trong hai ngày để gà không bị đi ỉa.
Hôm nay viết đến đây thôi, mai mình tổng hợp các nơi cung cấp gà uy tín cho ae sau nhé, ăn cơm đã không vợ cáo chết.
Trân trọng.


Chế độ ăn uống của gà chọi chiến

+ Thóc ngâm
- Ngày 2 bữa sáng chiều
+ Thịt bò (gân bò)
- Cho ăn tuần 2 lần, mỗi lần 3-4 miếng khoảng 1 đốt ngón tay (thỉnh thoảng có thể cho ăn thêm 2 miếng gân bò)
+ Lươn, trạch (tôm, cua,rắn, thằn lằn(rắn mối)...)
- Cho gà ăn tuần 1 lần, mỗi lần nửa con lươn hoặc trạch to bằng ngón tay út ( tôm thì 3-4 con bằng ngón tay út, cua thì 2 con nhỏ bằng ngón chân cái, rắn và thằn lằn nhỏ thì cắt khúc. to thì băm ra cho gà dễ ăn,lượng khoảng như 1 ngón tay )
+ Bắp cải, rau muống (giá đỗ,xà lách, cà chua, súp lơ xanh...)
- Nên cho ăn mỗi ngày để bổ xung các vitamin khiến gà khỏe mạnh. Cho ăn bắp cải 4 ngày trong tuần, 2 ngày rau muống, còn 1 ngày thì có thể thêm loại rau khác không thì 4 ngày bắp cải 3 ngày rau muống.

Trên đây là các loại thức ăn cơ bản,có đủ các chất thiết yếu dành cho gà chọi chiến, các loại thức ăn này thì ở đâu cũng có, dễ tìm dễ mua, còn các loại ở trong ngoặc nếu có thỉnh thoảng cho ăn thêm thì tốt.



-GÀ TƠ:thường thì 8 tháng gà bắt đầu gáy căng và có thể thử chân đòn cắt tai tích
sau khi thử đòn lối vừa ý rồi ta bắt đầu nuôi vào chế độ
1:CHẾ ĐỘ ĂN UÔNG:sáng 8h cho ăn 2/3 diều lúa ngâm
10h tắm rửa phun nước chè đặc phơi nắng khoảng 1,5 đên 2 tiếng cho vào mát
13h cho gà ăn thêm ít rau xanh(giá đỗ,cà chua.cách 3 ngày cho ăn thêm ít mồi tươi"thịt chó.thịt bò + lươn+trứng cút lộn")
17h chiều cho gà ăn bữa chiều 3/4 diều lúa
2;CHẾ ĐỘ TẬP LUYỆN:gà mới cắt tai thì nên cho gà chạy lồng vào buổi sáng+chiều(mỗi lần chạy khoảng 30 đến 60 phút).
+sau khi gà lành tai tích cho gà nhảy chân 15 phút sau đó nghỉ 2 ngày bắt đàu om chườm nước nóng(tùy theo ae chế biến nồi om của mỗi người.minhphuong thì thường om bằng lá chè xanh+ngải cứu+xả+ít nghệ+1 chút phèn+lá ổi)
+1 tuần sau cho gà nhảy lần 2=20 phút=nghỉ 2 ngày sau om chườm+(chạy lồng)
+8 ngày sau nhảy lần 3=2 hồ(mỗi hồ 20 phút=nghỉ 4 ngày sau om chườm+(chạy lồng)
+15 ngày sau cho gà đi hơi=90 phút hơi=nghỉ 2 ngày sau om chườm+2 ngày sau chạy lồng
+10 ngày sau cho gà nhảy chân lần 3= 3 hồ đòn=nghỉ 5 đến 7 ngày tùy theo mức độ tang của gà sau đó om chườm(chạy lồng)"kỳ xổ lần 3 này có thể vào nghệ nhẹ cho gà được"
+21 ngày sau cho gà vần hơi=150 phút hơi=nghỉ 4 ngày bắt đầu om chườm(chạy lồng)
+18 ngày sau bắn chân ra chiến

TRÊN ĐÂY LÀ 1 CHÚT KINH NGHIỆM HẠN CHẾ CỦA MINHPHUONG TÓM TẮT MUỐN CHIA SẺ CÙNG AE.RẤT MONG AE GÓP Ý THÊM NHÉ

Như đã hứa với anh em từ hôm qua thì nay nhân dịp rảnh nghỉ lễ nên mình xin chia sẻ lại KINH NGHIỆM ĐÚC GÀ cho anh em trên hội. Những điều có cả từ kinh nghiệm bản thân và cả học hỏi tích lũy lại.


1. CHỌN GÀ 
- Gà trống phải là con gà can trường, thân hình khung sương liền lạc, tông giống nòi, bố mẹ có gia phả địa chỉ quê quán rõ ràng. Lối không được quá dốt(ngu lối), nếu như hay thì càng tốt. Chân đòn phải sâu nặng, đánh toàn quản và cựa, chân độc địa. Với mình thì kể cả gà vô duyên, chưa ăn trận nhưng chân hay lối tốt đã qua vần sâu và sự tập luyện thì mình vẫn cho cản mái. Như các tay chơi vẫn nói "Vào đến Champion League thì cái chân đòn quyết định tất cả".
- Gà mái thân hình liền lạc, mỏ đẹp, háng rộng, chân vảy sáng sủa rõ ràng. Gia phả, quê quán phải rõ ràng. Nếu có khả năng thì hãy đi kiếm lại mái con của những cặp gà bố mẹ đã có tên tuổi. Tuyệt đối k dùng gà mái có nguồn gốc không rõ ràng.
- Gà trống &Gà mái phải hoàn toàn không gần gũi hoặc cùng huyết hệ. Càng sinh trưởng ở những nơi xa nhau càng tốt.
2. GHÉP LỐI 
- Nếu mái mẹ là gà dựng kiệt 2 mang, thì đưa gà trống cưa cần hoặc chui vỉa vào sẽ được gà lối. Nếu gà mái mẹ là gà lối hoặc gà cưa cần, phải đưa gà trống dong dựng, mới tạo được gà lối. Nếu cũng đưa trống lối vào sẽ ra nhiều gà kê không chơi được. 
- Như mình vẫn thường làm khi đã hiểu rõ được lối món và khả năng tỉ lệ ra con của những con mái mình nuôi. Thì khi có congà trống hình dung ra sự mong muốn những đứa con của mình ra đời lớn lên thế nào thì sẽ ghép vào những con mái mình muốn đúc  
- Thấy bảo: gà con đúc ra lối thường giống Mẹ,chân đòn giống Cha. Do đó muốn con lối thế nào thì lựa mái thế đó.Vì vậy con mái mới quý ở điểm này,trống đúc hết date có thể mua cả rổ,mái mua mới khó là vì vậy,nhất là con nó đã đạt đỉnh cao,trừ khi bắt bằng nhiều tiền hoặc đúng lúc chủ của nó hết tiền 
- Qua thời gian quan sát kĩ, dúc rút và thì sẽ loại đi những con mái con mái không có khả năng ấp đẻ sẽ thu nạp được những con mái ra con chuẩn như ý muốn. Và nếu may mắn hơn thì sẽ tìm ra đươc những con mái có gen lặn ấp ra con có tỉ lệ giống gà bố về hình dáng, lông lá, đòn lối(Mái photo mà ng ta hay nói).
3. CHẾ ĐỘ ĐÚC CHO GÀ BỐ MẸ
- Tốt nhất là đúc nên được quây ở 1 khu riêng khép kín và rộng rãi thông thoáng, sạch sẽ
- Gà mái: Thả hết những con gà mái muốn đúc cho lứa con cần đúc, mình thường chỉ là 3 con mái cho 1 trống, đôi khi mái kết thì cố thêm con nữa :)) Thả ăn hoang dã, đi bộ, nước cho gà uống không được thiếu, luôn luôn phải thừa(Như mình vẫn làm là để cái chậu cảnh không dùng vào và dự trữ đày châu  :D). cho ăn 2 bữa sáng chiều như gà ta, thi thoảng cho ăn rau bèo, cây chuối.. vvv...vv..
- Gà trống: Nuôi chế độ nhốt, ăn uống như gà chế độ vần chiến. Tuyệt đối không thả đúc đại trà như gà hoang dại. Nuôi nhốt ăn hàng ngày sau đó chiều mát từ 4h trở đi thì thả gà trống vào khu thả gà mái cho đạp sau đó nhốt lại vào chuồng ngủ như bình thường 
4. ĐẶT Ổ CHO GÀ ĐẺ
- 1 trong những yếu tố quyết định tỷ lệ ấp nở nhiều ít là kỹ thuật làm ổ gà ấp. Phải vặn ổ rơm, cuộn tròn, lót êm, theo hình hơi trũng lòng chảo;điều này làm gà con khi nở ra không bị kẹp ngạt & vẹo lườn ngẹo cổ v..v... Ổ rơm nên đặt trong thúng hay thùng gỗ . Không cần phải để nước hay thức ăn vào trong ổ , vì khi gà ấp đói thì sẽ tự biết nhảy khỏi ổ ra để ăn uống .
5. KẾT LUẬN 
Ngoài những vấn đề này ra thì nhiều khi cũng cần 1 chữ DUYÊN. Nhưng mình khẳng đúc gà là nghệ thuật, là KHOA HỌC, nên chính anh em hãy tự tạo ra chữ DUYÊN cho mình. Miệt mài, k nản chí thì ắt sẽ thành công. 
Chúc anh em có thật nhiều chiến kê hay ! Cảm ơn mọi người đã dành thời gian ra đọc bài viết này.



Những chú gà chọi mới nở thường trông giống nhau và giống như một cục bông nên bạn khó có thể biết được chúng là gà trống hay gà mái. Theo kinh nghiệm học hỏi được thì có 3 cách giúp bạn làm điều đó:
- Cách 1: Kiên nhẫn lật hậu môn của từng chú gà để xem. Nếu bên trong hậu môn có một nốt nổi to tầm bằng hạt gạo thì đó là gà trống, ngược lại, nếu không có nốt này hoặc chỗ nốt đấy bị lõm xuống thì đó là gà mái. Cách phân biệt này được xem là chính xác nhất nhưng chỉ đúng đối với những chú gà mới nở thôi nhé.
- Cách 2: Bạn cầm chân gà và dốc chúng ngược xuống, nếu là gà mái thì đầu chú gà sẽ cong lên hướng vào ngực và đập cánh loạn xạ; còn nếu là gà trống thì đầu chú gà thẳng và nằm yên, không đập cánh.
- Cách 3: Kiểm tra lông cánh cũng là một cách chọn gà chọi con theo kinh nghiệm của nhiều người. Khi được vài ngày tuổi, lông cánh của những chú gà trống sẽ mọc đều, còn lông cánh của gà mái thường mọc dài ngắn xen kẽ nhau. Ngoài ra, cánh của gà trống sẽ có hai lớp lông, trong khi cánh gà mái chỉ có một lớp lông duy nhất mà thôi.
Ngoài ba cách phân biệt giới tính gà chọi con trên đây, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cơ sở phân biệt khác nữa như:
- Lông trên lưng gà trống thường nhọn, còn gà mái thì lại tròn.
- Đến giai đoạn mọc đuôi, gà mái thường mọc đuôi sớm và dài hơn so với gà trống.
- Với gà chọi con cùng bầy đã lớn độ tầm nắm tay, gà trống thường có chân và đầu to, mồng lớn, còn gà mái thì chân thon gọn hơn. Tuy nhiên thì cách này chưa được chính xác tuyệt đối nên bạn cần phải cẩn thận trong quá trình áp dụng.

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget